Lễ hội Đền Hùng Nha Trang: Trải nghiệm văn hóa đặc sắc

Lễ hội Đền Hùng Nha Trang: Trải nghiệm văn hóa đặc sắc

Lễ hội Đền Hùng, một trong những lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam, được tổ chức ở nhiều địa phương, trong đó có Nha Trang. Khám phá ngay nét độc đáo của lễ hội Đền Hùng tại Nha Trang cùng Hải Âu Travel!

Truyền thuyết về nguồn gốc Lễ hội Đền Hùng

Nguồn gốc của Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội truyền thống trọng đại của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết thiêng liêng về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những vị tổ tiên khai thiên lập địa, sinh ra 100 người con, là nguồn cội của dân tộc Việt.

Ngày xửa ngày xưa, Quốc Tổ Lạc Long Quân thuộc giống Rồng (có tên huý là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương), lấy con gái của Đế Lai là Tiên Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, và mỗi trứng nở thành 1 người con trai. Sau đó, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con còn lại theo cha xuống biển. Người con cả được suy tôn lên làm vua, nối nghiệp cha lấy hiệu Hùng Vương (năm 2879 TCN). Sau khi lên ngôi, ông đặt quốc hiệu là Văn Lang và đóng đô ở Phong Châu, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương (kết thúc năm 258 TCN), lập được bao chiến công hiển hách, chứng minh bản lĩnh mình là hậu duệ con Rồng cháu Tiên. Theo một số sử học cho rằng, con số 18 không phải là đời vua Hùng, mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung một vương hiệu.

Lễ hội Đền Hùng Nha Trang rực rỡ.

Lễ hội Đền Hùng Nha Trang rực rỡ.

Nhắc đến lễ hội Đền Hùng, là nhớ ngay đến “bậc anh hùng, giai nhân” là chàng Lạc Long Quân và Nàng Âu Cơ. Câu chuyện tình đặc biệt ấy còn được lưu truyền đến tận ngày nay. Người Việt ta tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, mang dòng máu Lạc Hồng

Lễ hội Đền Hùng, một nghi thức thiêng liêng tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng, những người khai thiên lập địa, mở mang bờ cõi, tạo nên nền móng cho dân tộc Việt Nam. Từ cội nguồn thiêng liêng ấy, người Việt đã suy tôn các vua Hùng là Thủy tổ, và việc thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một tập quán được truyền qua biết bao thế hệ, đến tận ngày nay. Lịch sử của dân tộc ta được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương, đánh dấu công đức 18 đời vua Hùng trong việc khai phá vùng núi hoang sơ, xây dựng Nhà nước Văn Lang.

Nha Trang, với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng lịch sử lâu đời, không chỉ hấp dẫn du khách bởi những bãi biển đẹp như đảo Yến, Hòn Mun, Bình Ba,… mà còn tổ chức lễ hội Đền Hùng vô cùng long trọng và sôi nổi. Lễ hội mang âm hưởng của tín ngưỡng dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân khắp nơi về thăm, góp phần làm rạng danh thành phố du lịch biển Nha Trang.

1.2. Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng

Thời đại Hùng Vương là giai đoạn khai thiên lập địa, đánh dấu bước ngoặt lịch sử dựng nước, tạo dựng nền móng văn hóa, truyền thống cho một nền văn minh cổ đại của người Việt cổ. Lễ hội Đền Hùng, hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với các vị vua Hùng, những người đã khai khẩn đất đai, dạy dân trồng lúa, đặt nền móng cho quốc gia Việt Nam. Lễ hội là minh chứng cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, khẳng định giá trị văn hóa tốt đẹp, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội Đền Hùng, ngày giỗ quốc Tổ, được tổ chức trọng thể trên khắp đất nước, thể hiện lòng biết ơn và tự hào của dân tộc Việt Nam đối với các vị vua Hùng, những người khai thiên lập quốc.

Thời gian & địa điểm Lễ hội Đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba,

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười”.

Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Đền Hùng Vương (còn gọi là Đền Thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương) tọa lạc tại số 173 Đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, lễ hội Đền Hùng diễn ra với sự tham gia hân hoan của người dân địa phương. Không khí trang trọng, ấm áp của lễ dâng hương lên Đức Quốc Tổ được tổ chức bởi các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và mong ước quốc thái dân an. Lễ hội quy tụ đông đảo người dân Nha Trang, cùng chung lòng hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị vua Hùng, những người đã khai thiên lập địa, dựng nước và giữ nước.

Đền Hùng Vương, khánh thành năm 1973, được xây dựng trên diện tích 396,2m² trong 3 năm (1971-1973).

Đền Hùng Vương, khánh thành năm 1973, được xây dựng trên diện tích 396,2m² trong 3 năm (1971-1973).

Đền thờ Đức Quốc Tổ Hùng Vương, 18 vị Hùng Vương, Địa Tạng Vương Bồ Tát, các vị Tiền hiền và Hậu Hiền, tôn vinh lịch sử và truyền thống dân tộc.

Chính điện đền Hùng - nơi tổ chức lễ hội.

Chính điện đền Hùng – nơi tổ chức lễ hội.

Bia ghi nhớ 18 vị vua Hùng.

Bia ghi nhớ 18 vị vua Hùng.

Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào?

3.1. Phần Lễ của Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng khai mạc bằng nghi lễ rước kiệu trang trọng, với cờ lọng, hoa, kiệu rực rỡ sắc màu và trang phục truyền thống lộng lẫy. Các đoàn rước kiệu lần lượt di chuyển qua các đền, hướng về Đền Thượng, nơi linh thiêng nhất.

Lễ dâng hương tại Đền Thượng là nghi thức trang trọng, thành kính và uy nghiêm, với sự dâng hương, hoa và lễ vật. Từ đại biểu đến các phái đoàn lần lượt tiến hành dâng hương Quốc Tổ, thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Các chiến sĩ Quân đội nhân dân rước cờ hội và các vòng hoa, phía trên là tấm bảng mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Tất cả tạo thành khung cảnh nhiều màu sắc

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa diện áo dài truyền thống, đọc diễn văn tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, khai sinh ra nhà nước Văn Lang - nền móng của dân tộc Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa diện áo dài truyền thống, đọc diễn văn tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, khai sinh ra nhà nước Văn Lang – nền móng của dân tộc Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh cùng người dân dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng trong trang phục truyền thống tại lễ hội Đền Hùng.

Lãnh đạo tỉnh cùng người dân dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng trong trang phục truyền thống tại lễ hội Đền Hùng.

Lễ hội Đền Hùng ở Nha Trang diễn ra trong 3 ngày (mùng 9, 10, 11 tháng 3), với các nghi lễ truyền thống như Lễ Cáo Yết Giỗ Tổ, Nam quan tế, nữ quan tế… thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân Nha Trang đối với các vị Vua Hùng.

Ngày lễ hội Đền Hùng, ngoài mâm ngũ quả, người ta thường dâng bánh chưng, bánh dày, tưởng nhớ công ơn của Vua Hùng và Lang Liêu. Đây là cách để ghi nhớ sự tích Lang Liêu, người đã sáng tạo ra hai loại bánh này, và công đức các Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Dù lễ vật gì, sự chân thành và tấm lòng của mỗi người mới là điều quan trọng nhất.

3.2. Phần Hội của Lễ hội Đền Hùng

Kết thúc phần Lễ trang nghiêm là đến phần Hội sôi động của Lễ hội Đền Hùng. Bạn có thể tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm. Hoặc hòa mình vào những hoạt động văn nghệ đặc sắc như múa hát Xoan (đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ), hát ghẹo, hát chèo, kịch nói… Lễ hội Đền Hùng là dịp để bạn trải nghiệm văn hóa độc đáo của người dân Nha Trang.

Hải Âu Travel mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Lễ hội Đền Hùng ở Nha Trang. Nếu bạn có dịp ghé thăm thành phố biển xinh đẹp này vào đúng thời điểm diễn ra lễ hội, hãy hòa mình vào không khí náo nhiệt cùng người dân địa phương để trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp văn hóa đặc sắc. Hải Âu Travel cũng sẵn sàng đồng hành cùng bạn khám phá thêm những lễ hội độc đáo, kinh nghiệm du lịch tự túc và những quán ăn ngon tuyệt vời ở Nha Trang.

Nguồn: Tổng hợp