Hoa Lư Ninh Bình: Nét đẹp văn hóa cố đô tỏa sáng trong lễ hội
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh hùng vĩ, mà lễ hội Hoa Lư cũng là điểm thu hút du khách. Mỗi dịp tháng 3 âm lịch, người dân cả nước đổ về đây tham gia lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư. Hãy cùng Hải Âu Travel khám phá những điều thú vị của lễ hội này!
1 . Đôi nét về Lễ hội Hoa Lư
1.1 Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội Hoa Lư (hay hội Trường Yên, hội Cờ Lau) là một trong những lễ hội lâu đời nhất Việt Nam, mang giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt. Hiện nay, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước.
Lễ hội truyền thống này là lời tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, người đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, mở ra thời kỳ độc lập, thống nhất lâu dài cho người Việt. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở đường cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần phát triển thịnh vượng.
Lễ hội Hoa Lư, một minh chứng sống động về cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng và lịch sử hào hùng của ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Từ thời phong kiến, lễ hội được tổ chức trang trọng cấp quốc gia, nay vẫn giữ nguyên tầm ảnh hưởng, bảo lưu những nét văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc. Với mong muốn nâng cấp thành Quốc lễ, lễ hội Hoa Lư hứa hẹn sẽ tiếp tục tỏa sáng, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan
1.2 Lịch sử của Lễ hội Hoa Lư
Kể từ khi Kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, Lễ hội Hoa Lư đã trở thành một lễ trọng, Quốc lễ. Mỗi lần diễn ra lễ hội, các triều đình như Huế, Thăng Long đều cử đại thần đến tham dự với nghi thức trang trọng, thể hiện sự tôn kính đối với lịch sử và văn hóa của vùng đất này.
Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, triều đình Nguyễn hàng năm tổ chức đại lễ tế miếu Đế vương các đời, trong đó tôn vinh 4 vị đặc biệt: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương và Đinh Tiên Hoàng. Minh Mệnh còn cho dựng miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Dương Xuân, kinh đô Huế, minh chứng cho sự trọng thị đối với lễ hội Hoa Lư. Triều đình quy định việc tế miếu Đinh Tiên Hoàng được cử hành hàng năm vào hai kỳ Xuân – Thu, thể hiện lòng thành kính của triều đình đối với vị vua khai quốc.
Lễ hội Hoa Lư ngày nay là kết quả của một quá trình dài, kết hợp hài hòa giữa lịch sử hào hùng và những câu chuyện truyền thuyết đậm chất dân gian.
Lễ hội Hoa Lư: Thời gian & địa điểm
Tới Ninh Bình vào dịp mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống tại cố đô Hoa Lư, Trường Yên, huyện Hoa Lư. Không chỉ tham gia lễ hội, bạn còn có cơ hội khám phá vẻ đẹp Tràng An huyền bí. Hãy thêm Hoa Lư vào lịch trình du lịch Ninh Bình 4 ngày 3 đêm của bạn!
3 . Những nét độc đáo của Lễ hội Hoa Lư
3.1 Phần lễ của Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư không chỉ là lễ hội tưng bừng, náo nhiệt, mà còn ẩn chứa giá trị văn hóa sâu sắc. Phần lễ, dù diễn ra trang trọng, ngắn gọn, nhưng lại mang đậm bản sắc truyền thống, là minh chứng cho sự kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa của cha ông.
Phần lễ hội bao gồm các nghi thức truyền thống như lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ dâng hương, lễ rước lửa, lễ mộc dục, lễ tiến phẩm, lễ rước kiệu và lễ hội hoa đăng. Trong đó, lễ rước nước được xem là hoạt động trọng tâm, thu hút đông đảo du khách thập phương và người dân địa phương tham gia.
3.1.1 Lễ mở cửa đền của Lễ hội Hoa Lư
Trước lễ hội một ngày, hai đền vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành mở cửa tự do cho du khách tham quan. Sau lễ mở cửa, du khách có thể vào đền mà không cần vé.
3.1.2 Lễ rước nước
Lễ rước nước, nghi lễ mở đầu ngày khai hội, diễn ra vào sáng sớm ngày 8/3 âm lịch. Đoàn người đông đảo, hướng về cội nguồn dân tộc, khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàng đến bến sông Hoàng Long để lấy nước về đền.
Trước ngày khai hội, trên sông Hoàng Long, người ta chọn một cây tre lớn, treo lên đó dải phướn vàng ghi lời chú: “Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh”. Lễ rước nước được tổ chức trang nghiêm, thành kính, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
3.1.3 Lễ mộc dục
Nghi lễ tắm tượng diễn ra vào giờ Tý ngày khai hội. Trước khi thực hiện, thủ từ phải làm lễ cáo xin phép vua, được phép tiến hành mộc dục và gia quan cho tượng.
3.1.4 Lễ rước lửa
Nghi thức độc đáo diễn ra tại hai đền thờ Vua Đinh, bắt đầu từ nơi ông chào đời và khép lại tại nơi ông lên ngôi Hoàng đế, thể hiện mạch nguồn tuổi thơ gắn liền với hành trình vĩ đại thống nhất giang sơn của vị anh hùng dân tộc.
Ngọn lửa thiêng được rước từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tiến hành dâng hương, cúng tế trời đất và xin lửa. Đoàn rước đuốc diễu hành trên đường Vua Đinh về Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, để thắp sáng và truyền lửa thiêng trong lễ hội.
3.1.5 Lễ tế chính
Kết thúc nghi thức thả rồng bay, phần lễ tế tại hai đền Vua Đinh và Vua Lê chính thức bắt đầu. Các đoàn rước kiệu và chân nhang từ các di tích thờ danh nhân thời Đinh – Lê sẽ tham gia rước kiệu về hai đền. Những đoàn ở xa sẽ sử dụng xe lễ hội để di chuyển về Hoa Lư.
Lễ tế long trọng diễn ra suốt ngày đêm tại đền vua Đinh và vua Lê, tôn vinh công đức của hai vị anh hùng. Du khách được tham dự, thắp hương tưởng niệm, hòa mình vào không khí trang nghiêm. Nhiều đoàn từ khắp nơi, đặc biệt từ các đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, cũng rước kiệu về dự lễ, góp phần tạo nên không khí trang nghiêm và thiêng liêng.
3.2 Phần hội
3.2.1 Khai mạc lễ hội
Mở màn lễ hội là một chương trình sân khấu đương đại hoành tráng, được truyền hình trực tiếp. Sau lời giới thiệu và diễn văn khai mạc, tiếng trống hội Hoa Lư vang lên rộn ràng. Những màn diễn tái hiện lịch sử hào hùng tại kinh đô Hoa Lư xưa, như lễ lên ngôi của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, chiến thắng giặc Tống, hay việc dời đô về Thăng Long do Nhà hát Chèo Ninh Bình thể hiện, đã đưa khán giả ngược dòng thời gian. Buổi khai mạc khép lại bằng màn thả rồng bay ấn tượng, tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ cho lễ hội. Khi đến Ninh Bình, đừng bỏ lỡ những hoạt động đặc sắc này!
3.2.2 Cờ lau tập trận
Trò diễn dân gian Cờ lau tập trận tái hiện hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu trong những buổi tập dượt rèn luyện. 60 em thiếu niên 13-15 tuổi tham gia, em khôi ngô nhất hóa thân thành Đinh Bộ Lĩnh, đội mũ bình thiên bằng rơm, tay cầm bông lau vàng tía uy nghi. Hai bên, Quân Thung Lau, Thung Lá với chiêng, trống, la, múa hát đối đáp, tái hiện cảnh vua Đinh cầm cờ lau tập trận. Hội diễn thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm của Đinh Bộ Lĩnh và ba quân, khơi gợi lòng tự hào dân tộc.
3.2.3 Xếp chữ Thái Bình
Màn diễn xếp chữ Thái Bình tái hiện niên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng, đồng thời nhắc nhớ về đồng tiền Thái Bình đầu tiên của Việt Nam. 120 thiếu nữ trong trang phục tứ thân xanh, cầm cờ theo nhịp trống 3 tiếng, tạo nên dòng chữ diệu kỳ. Họ chạy kéo chữ theo từng nét, từ chữ “Thái” với nét thanh, nét mác và nét chấm, đến chữ “Bình” mang ý nghĩa hòa bình thịnh vượng.
Hàng thứ hai chạy kéo chữ Bình, cả hai hàng hạ cờ, hai chữ “Thái Bình” nổi bật.
Lễ hội Hoa Lư sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn như cuộc thi Người đẹp Hoa Lư, Hội thi hát chèo, cúp bóng chuyền Hoa Lư, các triển lãm, cuộc thi quảng bá du lịch và các giải đấu thể thao.
Ảnh đẹp Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư là một trải nghiệm văn hóa độc đáo, thể hiện tinh hoa của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khi đến thăm Quần thể danh thắng Tràng An, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm cố đô Hoa Lư và hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội, nơi bạn sẽ được đắm mình trong lịch sử hào hùng và văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Nguồn: Tổng hợp