Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình khám phá Sài Gòn xưa

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình khám phá Sài Gòn xưa

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là công trình lịch sử, kiến trúc độc đáo mà còn là nơi học hỏi lý thú, thu hút đông đảo du khách mỗi dịp cuối tuần.

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh – kiệt tác kiến trúc Pháp.

Địa chỉ:65 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. HCM

Website: hcmc-museum.edu.vn

Điện thoại: 028.3829.9741

Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, do kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế, được khởi công vào năm 1885 và hoàn thành vào năm 1890. Nằm trên diện tích rộng 2ha, bảo tàng ban đầu là nơi trưng bày sản vật trong nước. Sau khi hoàn thành, nó trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, tiếp đó là của các Phó Toàn quyền khác, và cuối cùng là của thống đốc Nam Kỳ.

Tòa nhà trải qua nhiều lần đổi chủ vào năm 1945, sau đó trở thành trụ sở Tối cao Pháp viện khi dinh Độc Lập được xây lại vào năm 1966. Năm 1978, nơi đây là bảo tàng Cách Mạng Hồ Chí Minh và chính thức đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1999.

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh do kiến trúc sư Pháp Alfred Foulhoux thiết kế.

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh do kiến trúc sư Pháp Alfred Foulhoux thiết kế.

2. Hướng dẫn di chuyển đến bảo tàng

Nằm ngay trung tâm thành phố, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh thuận tiện di chuyển bằng nhiều phương tiện, mang đến sự dễ dàng cho du khách.

– Phương tiện cá nhân: Bảo tàng nằm trên đường Lý Tự Trọng. Theo kinh nghiệm của Hải Âu Travel, bạn nên xem Google Maps chỉ đường vì ngoài mặt chính, 2 mặt bên của bảo tàng đều là đường một chiều (Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur).

– Phương tiện công cộng:Để đến Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh bằng xe bus, bạn có thể bắt các tuyến số 04, 18, 36 từ chợ Bến Thành, Hàm Nghi và xuống tại trạm Pasteur – Lý Tự Trọng. Bảo tàng cách trạm khoảng 50m đi bộ.

Du khách mới đến Sài Gòn thường nhầm lẫn giữa Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh (thường được gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh quận 4).

Bảo tàng TP.HCM: Nơi lưu giữ lịch sử, chắt lọc khoảnh khắc đẹp. (Ảnh: _iamjacephxm_)

Bảo tàng TP.HCM: Nơi lưu giữ lịch sử, chắt lọc khoảnh khắc đẹp. (Ảnh: _iamjacephxm_)

Khám phá nét đặc sắc Bảo tàng TP.HCM

3.1 Kiến trúc chi tiết, ấn tượng mang phong cách phương Tây 

Nằm trên đường Gia Long, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh xưa kia được người dân quen gọi là dinh Gia Long. Kiến trúc sư Alfred Foulhoux đã tạo nên một công trình pha trộn giữa phong cách Gothic với mái nhà mang hơi thở Á Đông. Hình thể tòa nhà với những cột trụ lớn nhỏ ở mặt tiền gợi nhớ đến bảo tàng Louvre Paris, đặc biệt là hai hàng cột trụ chắn trước cổng ra vào. Tuy nhiên, cổng này đã được thay bằng mái hiên vào năm 1943.

Phần chóp mái tam giác bảo tàng uy nghi với tượng đầu người nghiêm trang, ẩn chứa trong từng đường nét chạm trổ tinh tế. Hai bên là cành dương liễu mềm mại, rắn khoanh tròn biểu trưng cho thế giới. Hình ảnh gà và chim cú, tượng trưng cho ngày và đêm, đóng khu hai góc mặt tiền. Vòng hào quang sau đầu tượng bán thân được ví như mặt trời, tỏa sáng rực rỡ. Các họa tiết đắp nổi khác lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp, hoa cỏ và thú vật miền nhiệt đới, tạo nên bức tranh nghệ thuật đa dạng và độc đáo.

Kiến trúc Gothique pha nét Á Đông độc đáo.

Kiến trúc Gothique pha nét Á Đông độc đáo.

Nét nghiêm trang của tượng đầu người trên chóp mái tam giác bảo tàng được bao bọc bởi những đường nét mềm mại tượng trưng cho thế giới. (Ảnh: Website Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Nét nghiêm trang của tượng đầu người trên chóp mái tam giác bảo tàng được bao bọc bởi những đường nét mềm mại tượng trưng cho thế giới. (Ảnh: Website Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Những cột trụ được chạm khắc tinh xảo theo phong cách Hy Lạp cổ điển. (Ảnh: Website Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Những cột trụ được chạm khắc tinh xảo theo phong cách Hy Lạp cổ điển. (Ảnh: Website Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Mỗi không gian là một tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: Website Bảo tàng TP.HCM)

Mỗi không gian là một tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: Website Bảo tàng TP.HCM)

Cầu thang triệu đô Bảo tàng TP.HCM (Ảnh: Website Bảo tàng)

Cầu thang triệu đô Bảo tàng TP.HCM (Ảnh: Website Bảo tàng)

Cầu thang độc đáo dẫn lên lầu 1 bảo tàng. (Ảnh: Yesgo)

Cầu thang độc đáo dẫn lên lầu 1 bảo tàng. (Ảnh: Yesgo)

Phong cách châu Âu hiện diện rõ nét trong không gian. (Ảnh: Website Bảo tàng TP.HCM)

Phong cách châu Âu hiện diện rõ nét trong không gian. (Ảnh: Website Bảo tàng TP.HCM)

3.2 Những phân khu trưng bày nổi bật trong Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thiên nhiên – Khảo cổ: Phòng trưng bày giới thiệu hai chủ đề chính: Thiên nhiên và Khảo cổ, thông qua 23 hình ảnh, 218 hiện vật và 6 bản đồ, sơ đồ. Nội dung trưng bày tập trung vào đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật và tài nguyên khoáng sản của vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Bên cạnh đó, các di chỉ khảo cổ trưng bày trong phòng minh chứng cho sự hiện diện của con người tại đây từ 3.500 năm trước, giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa tiền sử và quá trình khai hoang lập ấp của vùng đất này.

Phòng Thiên nhiên - Khảo cổ giới thiệu cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi,...

Phòng Thiên nhiên – Khảo cổ giới thiệu cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi,…

Thương cảng – Thương mại dịch vụ Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh:Phòng trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tái hiện vai trò trung tâm kinh tế Sài Gòn với hơn 527 hiện vật, 36 ảnh và 10 bản đồ. Từ hệ thống cảng Sài Gòn, chợ Bến Thành và các chợ xưa, đến hiện vật đo lường và hệ thống giao thông (bến xe, ga tàu hỏa, sân bay…), phòng trưng bày mang đến một cái nhìn bao quát về Sài Gòn, cả với miền Nam và cả nước.

Hệ thống thương cảng Sài Gòn xưa: Giới thiệu

Hệ thống thương cảng Sài Gòn xưa: Giới thiệu

Địa lý – Hành chính Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh:Du khách đến đây sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh từ năm 1698, khi chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam. Nơi đây còn trưng bày hiện vật quý giá – Ấn đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt.

Kỷ vật kháng chiến: Căn phòng trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã được chỉnh lý, giới thiệu 250 hiện vật quý giá từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những di vật này là minh chứng hùng hồn cho tinh thần kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử hào hùng, đầy gian lao và hy sinh để bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Kỷ vật kháng chiến hai cuộc cách mạng được trưng bày.

Kỷ vật kháng chiến hai cuộc cách mạng được trưng bày.

Văn hóa Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng trưng bày giới thiệu phong tục, tín ngưỡng, văn hóa giáo dục và nghệ thuật đặc trưng của vùng đất này.

“Tiền Việt Nam” (Từ thế kỷ X đến nay): Kinh tế hàng hóa phát triển và tiền tệ ra đời đã tạo nên vai trò tối quan trọng của tiền trong xã hội loài người. Từ thời kỳ hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến độc lập thế kỷ thứ X, tiền được đúc ở nước ta, mang niên hiệu của từng triều đại.

Mẫu vật từ thế kỷ X

Mẫu vật từ thế kỷ X

Đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 – 1954: Phòng trưng bày số 5 (lầu 1) của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu 301 hiện vật quý giá, bao gồm hình ảnh, tài liệu, báo chí, vũ khí… phản ánh những giai đoạn lịch sử quan trọng của thành phố. Nơi đây trưng bày các nội dung chính như: phong trào đấu tranh hưởng ứng Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đòi quyền sinh dân chủ, khởi nghĩa Nam Kỳ, cách mạng Tháng Tám, Sài Gòn mở đầu kháng chiến, phong trào đấu tranh những năm 1950 và binh công xưởng Rừng Sác – Nam Bộ.

Bảo tàng TP.HCM trưng bày 301 hiện vật về cách mạng 1930 - 1954.

Bảo tàng TP.HCM trưng bày 301 hiện vật về cách mạng 1930 – 1954.

Đấu tranh cách mạng giai đoạn 1954 – 1975: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày 481 hiện vật và 26 ảnh tiêu biểu tại phòng nội dung số 6 (lầu 1), được tuyển chọn kỹ lưỡng từ hàng chục ngàn hiện vật, hình ảnh sau nhiều năm sưu tầm và chỉnh lý.

Phòng 6 (lầu 1): Cách mạng 1954 - 1975

Phòng 6 (lầu 1): Cách mạng 1954 – 1975

Bảo tàng TP.HCM: Giờ mở cửa, tham quan & giá vé?

Giờ mở cửa:7h30-17h00, hàng ngày, kể cả lễ Tết

Phí tham quan: 30.000đ/người, học sinh – sinh viên giảm 50% (Không áp dụng cuối tuần).

Phụ phí chụp ảnh: 20.000đ

Nội quy: 

– Trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự.

Tuyệt đối không mang theo chất dễ cháy nổ, vũ khí hoặc các vật liệu gây ô nhiễm khi tham quan.

Vui lòng không mang đồ ăn thức uống vào Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ gìn vệ sinh và tránh gây ồn ào.

Vui lòng không chạm vào hiện vật lịch sử, thiết bị hoặc phòng trưng bày.

Kiến trúc phương Tây ấn tượng. (Ảnh: VnExpress)

Kiến trúc phương Tây ấn tượng. (Ảnh: VnExpress)

Mặc lịch sự khi đến Bảo tàng TP.HCM.

Mặc lịch sự khi đến Bảo tàng TP.HCM.

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, với kiến trúc mang đậm phong cách phương Tây, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá. Trước khi đến thăm, bạn có thể tham khảo cẩm nang du lịch của Hải Âu Travel để khám phá những trải nghiệm độc đáo xung quanh bảo tàng.

Nguồn: Tổng hợp.